Chuyển đến nội dung chính

Xét nghiệm HCG phát hiện mang thai sớm


Xét nghiệm HCG không còn quá xa lạ với nữ giới khi nó được dùng để xác định liệu chị em có mang thai hay không. Bên cạnh đó, những chỉ số kết quả của xét nghiệm này còn có thể giúp chẩn đoán và đánh giá một số loại ưng thư thường gặp ở nữ giới. Vậy, xét nghiệm HCG là gì và được thực hiện như thế nào? Hãy cũng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây.
Human chorionic gonadotropin hay HCG là tên của một loại hormone đặc biệt, chỉ xuất hiện khi nữ giới mang thai và do nhau thai tiết ra. Thông thường, nồng độ HCG tăng dần và đạt đỉnh ở tuần thứ 9 – 12 của thai kỳ nhưng sẽ giảm dần sau đó.

Xét nghiệm HCG là gì?

Theo bác sĩ Trần Thúy Vân – Phòng khám Đa khoa Quốc tế, xét nghiệm HCG được thực hiện trên máu hoặc nước tiểu và kết quả của xét nghiệm này sẽ giúp xác định chính xác việc nữ giới đã mang thai hay chưa. Và đôi khi, xét nghiệm này có thể được dùng để tầm soát những dị tật bẩm sinh trong thai kỳ.
Tuy nhiên, trong y học đã xuất hiện không ít những trường hợp mà nồng độ HCG có sự thay đổi bất thường mà không phải do mang thai. Điều này có thể bắt nguồn từ những khối u trong tử cung, tinh hoàn, mang thai trứng, hay thậm chí là ung thư tử cung.
Do đó, các bác sĩ cùng thường dùng xét nghiệm này để hỗ trợ việc chẩn đoán những trường hợp nghi ngờ ung thư, ở cả nam và nữ giới.
Tham khảo: 10 địa chỉ phòng khám phụ khoa tphcm uy tín xét nghiệm HCG 
Khi nào nên thực hiện kiểm tra nồng độ HCG?
Theo bác sĩ Vân, đa số những trường hợp chị em tìm tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để xét nghiệm nồng độ HCG khi đang gặp phải thắc mắc không biết mình đã mang thai hay không.
Ngoài ra, có thể còn có một số nguyên nhân khác như:
-         Xác dịnh thai có nằm ngoài tử cung hay không.
-         Kiểm tra và điều trị thai trứng nếu có.
-         Tìm và sàng lọc các nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hội chứng Down. Lúc này, ngoài xét nghiệm HCG, chị em sẽ được kết hợp thực hiện thêm 1 số xét nghiệm khác.
-         Tìm và điều trị ung thư (ung thư tử cung, ung thư buồng trứng).
Quy trình thực hiện như thế nào?
Thực tế, xét nghiệm HCG có thể được thực hiện với trên hai mẫu khác nhau là máu và nước tiểu. Và với mỗi loại mẫu, quy trình thực hiện cũng có sự khác nhau nhất định.
Xét nghiệm máu
Nếu xét nghiệm máu, chị em không cần phải nhịn ăn hay làm gì trước khi lấy mẫu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ làm sạch và sát khuẩn vị trí lấy mẫu (thường là trên cánh tay). Sau đó, kim tiêm được chọc vào đẻ lấy máu từ tịch mạch. Việc cầm máu được diễn ra sau đó còn máu của chị em sẽ được mang tới phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.
Xét nghiệm nước tiểu
Nếu dùng nước tiểu, các bác sĩ thường khuyên rằng nên lấy mẫu từ lần tiểu đầu tiên trong ngày khi nống độ HCG cao nhất để kết quả xét nghiệm được chính xác hơn. Chị em chỉ cần đưa lọ chứa vào ngang dòng nước tiểu và lấy một lượng vừa đủ. Cố gắng không để bất cứ bộ phận nào của lọ tiếp xúc với cơ quan sinh dục. Ngoài ra, giấy vệ sinh, lông hoặc các vật ngoại lại khác cũng không được phép lẫn trong mẫu. Tương tự như mẫu máu, mẫu nước tiểu cũng được đưa đến phân tích bằng các thiết bị máy móc hiện đại tại phòng thí nghiệm chuyên dụng.
Cách đọc kết quả xét nghiệm HCG
Thông thường, sau khi hoàn tất việc lấy mẫu, các chị em sẽ được hẹn lịch để trả kết quả. Khi đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho chị em cách đọc kết quả và ý nghĩa của chỉ số mà nó thể hiện.
Kết quả xét nghiệm HCG thường được hiện thị dưới dạng số và được tính theo đơn vị mIU/ml (đối với xét nghiệm máu). Và các chuyên gia y tế sẽ dựa vào đó cùng với những khoảng tham chiếu khác nhau để kết luận về việc mang thai của chị em. Ví dụ như sau:
-         Thai 3 tuần: nồng độ HCG từ 5 - 50 mlU/ml
-         Thai 4 tuần: nồng độ HCG từ 5 - 426 mlU/ml
-         Thai 5 tuần: nồng độ HCG từ 18 - 7340 mlU/ml
-         Thai 6 tuần: nồng độ HCG từ 1080-56500 mlU/ml
-         Thai 7 - 8 tuần: nồng độ HCG từ 7650 - 229000 mlU/ml
-         Thai 9 – 12 tuần: nồng độ HCG từ 25700 - 288000 mlU/ml
-         Thai 13 – 16 tuần: nồng độ HCG từ 13300 – 254000 mlU/ml
-         Thai 17 – 24 tuần: nồng độ HCG từ 4060 – 165400 mlU/ml
-         Từ sau tuần 24 cho tới ngày sinh: nồng độ HCG từ 3640 – 117000 mlU/ml.
Ngoài ra với những trường hợp xét nghiệm bằng nước tiểu, kết quả sẽ được hiện thể theo dạng dương và âm tính. Phụ nữ mang thai cho kết quả dương tính còn không mang thai sẽ cho kết quả âm tính

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu về vitamedd Việt Nam

  Vitamedd blog chia sẻ kiến thức sức khỏe, làm đẹp uy tín. tham khảo những thông tin về bệnh, cách chữa bệnh, phòng ngừa bệnh, thông tin về thuốc chữa bệnh, công dụng, giá bán, tham khảo những bí quyết làm đẹp, chăm sóc cơ thể.. LIÊN HỆ: Địa chỉ: Số 82 Đường 19/5, TT. Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang Điện thoại: 0372403280 Email: lienhe@vitamedd.com My Website: https://vitamedd.com/ Facebook: https://www.facebook.com/vitamedd/ Pinterest: https://www.pinterest.com/vitamedd Instagram: https://www.instagram.com/vitamedd Twitter:  https://twitter.com/vitamedd vn

Tại sao bạn nên đi khám phụ khoa trước 21 tuổi

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, khám phụ khoa được coi là một phần bắt buộc phải kiểm tra thường xuyên, nhưng ở nước ta, phần lớn phụ nữ dậy thì vẫn không tự tin đi khám bác sĩ phụ khoa. Bởi vì rất nhiều người bị bệnh nhưng vẫn ngại đi khám bác sĩ, đặc biệt là những người trẻ ở tuổi trưởng thành - độ tuổi vẫn còn rất sợ vấn đề nhạy cảm này. Nếu không kiểm tra thường xuyên, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa là rất cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để thấy tầm quan trọng của việc khám phụ khoa và lý do tại sao bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa trước 21 tuổi. 1. Kiểm tra tình trạng sức khỏe phụ khoa Phụ nữ có nên đến bác sĩ phụ khoa để kiểm tra xem khu vực tư nhân của họ có khỏe mạnh không? Khám phụ khoa có thể cho bạn biết liệu bạn có vấn đề như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm âm đạo không? Nếu bạn bị ngứa âm đạo hoặc tiết dịch âm đạo có mùi, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị tốt nhất. Ngoài ra, để không mắc các bệnh phụ khoa, mọi người nên xây dựng

Nguyên nhân mọc mụn ở vùng kín và cách điều trị hiệu quả

Không phải tự nhiên mà chị em mọc mụn vùng kín, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội nguy hiểm. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây do bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiên, người có hơn 30 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh, từng công tác tại bệnh viện phụ sản TW, đang làm việc tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cung cấp thông tin. Mời chị em cùng tham khảo. Mọc mụn vùng kín cảnh báo bệnh gì? Bác sĩ Thu Hiên cho biết: “Vùng kín mụn mọc nhiều có thể do chị em vệ sinh “cô bé” không sạch sẽ, mặc quần lót ẩm ướt, quần bó sát hoặc dị ứng dung dịch vệ sinh, bao cao su…Hiện tượng mọc mụn này có thể cải thiện mà không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe chị em.” Tuy nhiên, nếu vùng kín mụn mọc kèm theo những triệu chứng bất thường có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, như: - Viêm nang lông: Đây là bệnh khá phổ biến, vùng kín hột mụn có mủ, dễ lở loét, gây nhiễm trùng da, để l